theo một báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc, công bố hôm thứ Tư 21-06-2017.
Dân số thế giới hiện nay là gần 7,6 tỉ người, sẽ tăng lên 8,6 tỉ vào năm 2030, 9,8 tỉ vào năm 2050 và 11,2 tỉ vào năm 2100, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc có tiêu đề “Toàn cảnh dân số thế giới: Bản khảo sát năm 2017”.
WHĐ (28.06.2017) – Ấn Độ hiện đang là nước có số dân đông thứ hai trên thế giới với 1,3 tỉ người, dự kiến vượt qua con số 1,4 tỉ người của Trung Quốc vào năm 2024;
và Nigeria, đang xếp thứ bảy, dự kiến sẽ thay thế Hoa Kỳ trở thành quốc gia đông dân hàng thứ ba của thế giới vào năm 2050, theo một báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc, công bố hôm thứ Tư 21-06-2017.
Dân số thế giới hiện nay là gần 7,6 tỉ người, sẽ tăng lên 8,6 tỉ vào năm 2030, 9,8 tỉ vào năm 2050 và 11,2 tỉ vào năm 2100, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc có tiêu đề “Toàn cảnh dân số thế giới: Bản khảo sát năm 2017”. Theo Bản báo cáo được Tiểu ban Dân số thuộc Vụ Kinh tế và Xã hội ấn hành, cuộc khảo sát cho thấy dân số sẽ gia tăng nhanh chóng do mức sinh cao ở các nước đang phát triển, mặc dù tổng số trẻ em trên thế giới sụt giảm.
Mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 83 triệu người và xu hướng gia tăng này dự kiến vẫn tiếp tục, dù mức sinh liên tục sụt giảm, vốn đã giảm đều đặn kể từ những năm 1960.
Bối cảnh châu Phi
John Wilmoth, giám đốc Tiểu ban Dân số, cho biết bản báo cáo bao gồm thông tin về dân số của 233 quốc gia hoặc khu vực trên thế giới.
“Đáng chú ý là dân số ở Châu Phi do mức sinh gia tăng nhanh chóng, và người ta dự đoán rằng hơn một nửa dân số gia tăng trên toàn cầu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2050 sẽ diễn ra ở khu vực này”, ông Wilmoth phát biểu trong một cuộc họp báo tại Liên Hiệp Quốc ở New York
vào ngày 21 tháng 6. “Ở một thái cực khác, dự báo dân số châu Âu sẽ thực sự giảm trong những thập kỷ tới”.
Cơ quan này của Liên Hiệp Quốc dự báo từ nay đến năm 2050, phân nửa dân số gia tăng của thế giới chỉ tập trung ở 9 quốc gia: Ấn Độ, Nigeria, Congo, Pakistan, Ethiopia, Tanzania, Hoa Kỳ, Uganda và Indonesia.
Các quốc gia này được liệt kê theo thứ tự “góp phần vào tổng số gia tăng chung”, báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo, trong cùng khoảng thời gian đó, dân số ở 26 quốc gia của châu Phi được cho rằng sẽ tăng ít là gấp đôi.
Tỉ lệ sinh sụt giảm
Báo cáo nói rằng mức sinh đã giảm ở hầu hết các vùng trong những năm gần đây.
Ông Wilmoth cho biết: “Từ năm 2010 đến năm 2015, trung bình một người phụ nữ sinh con 2,5 lần trong đời, nhưng con số này rất khác nhau trên thế giới: châu Âu có mức sinh thấp nhất, khoảng 1,6 lần sinh đối với một phụ nữ
trong thời gian gần đây nhất, trong khi châu Phi có mức sinh cao nhất, với khoảng 4,7 lần sinh”.
Hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia có tỉ lệ sinh thấp hơn mức sinh bình quân 2,1 lần đối với một phụ nữ;
đây là tỉ lệ cần thiết để thay thế cho thế hệ hiện tại.
Trong giai đoạn 2010-2015, mức sinh ở dưới mức thay thế tại 83 quốc gia chiếm 46% dân số thế giới.
10 nước đông dân nhất có mức sinh thấp là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil, Nga, Nhật, Việt Nam, Đức, Iran, Thái Lan và Anh Quốc.
Dân số già đi
Báo cáo ghi nhận rằng: ngoài việc giảm tốc độ tăng dân số, mức sinh thấp còn dẫn đến tình trạng dân số già đi.
Theo dự báo, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng hơn gấp đôi từ 962 triệu người hiện nay lên 2,1 tỉ vào năm 2050 và tăng hơn gấp ba, đến 3,1 tỉ, vào năm 2100. Một phần tư dân số châu Âu đã 60 tuổi trở lên, và dự báo sẽ lên đến 35% vào năm 2050, sau đó vẫn giữ mức đó trong suốt những năm còn lại của thế kỷ.
Người nhập cư và người tị nạn
Báo cáo cũng ghi nhận những tác động của những dòng chảy di dân và tị nạn giữa các quốc gia, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Syria và cuộc ra đi của khoảng 4,2 triệu người từ năm 2010 đến 2015.
Về di dân, bản báo cáo ghi nhận rằng “mặc dù tình hình di dân quốc tế ở mức độ hiện nay sẽ không đủ bù đắp hoàn toàn cho sự thiếu hụt dân số do mức sinh thấp, đặc biệt là ở khu vực châu Âu, nhưng sự dịch chuyển của người dân giữa các quốc gia có thể giúp giảm bớt một số
hậu quả tiêu cực của tiến trình dân số già đi”.
(Theo Vatican Radio)
Nguồn: HĐGMVN