A. Phân tích (Hạt giống...)
Sau khi khiển trách Phêrô đã ngăn Ngài đi vào con đường Thập giá, Chúa Giêsu dạy các môn đệ:
Làm môn đệ Ngài thì cũng phải đi theo con đường Thập giá như Ngài: “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ mình đi vác Thập giá mình hằng ngày mà theo Tôi”.
Xem ra, từ bỏ và vác Thập giá là đi vào con đường chết, nhưng thật ra đó là con đường dẫn đến sự sống thật: “Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, cón ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.
B. Suy niệm (...nẩy mầm)
1. Ta hãy nghe lại lời của Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”.
Có lẽ từ trước tới nay tôi theo Chúa là để “được” (Được an ủi, được che chở, được đời này, rồi lại được đời sau). nhưng Chúa Giêsu dạy: muốn “được” thì trước hết hãy “bỏ”(bỏ tất cả những gì cản trở việc đi theo Ngài, bỏ ý riêng, bỏ chính bản thân mình…). Có “bỏ” thì mới “được”.
2. Có một thuyền trưởng ghé tàu qua đảo hoang, bắt gặp một khối lượng nam châm rất lớn. Ông đem hết lên tàu để về làm giàu. Nhưng tàu bi lạc giữa biển không sao định hướng được, kim nam châm hải bàn lúc nào cũng chĩ về phí khoang tàu chứa khối nam châm. Cuối cùng lương thực thiếu, nhiên liệu cạn dần. Người thuyền trưởng quyết định phải vất bỏ khối nam châm để hải bàn có thể định hướng đúng mà cứu sống con tàu. (Trích “Phúc”)
3. “Được lợi cả thế gian mà thiệt mất mạng sống thì người ta nào có ích lợi gì?” Câu này đã khiến Phanxicô Saviê bỏ mọi sự mà theo Chúa, thành một nhà truyền giáo nhiệt thành.
Mỗi người chúng ta thử duyệt lại xem mình đang tìm kiếm gì ở đời này (quyền lợi thú vui, danh vọng…). Rồi nghĩ tới ngày mình nhắm mắt ra đi. Lúc đó mình sẽ mang theo được những gì?
Người kia có 3 người bạn, hai người trước là bạn rất thân, người thứ ba thường thường vậy thôi. Ngày kia ông bị toà bắt xử liền xin ba người bạn đi theo để biện hộ. Người bạn thứ nhất từ chối ngay, viện cớ bận việc quá không đi được. người thứ hai bằng lòng đi đến cửa quan nhưng không giám vào. Còn người thứ ba tuy không được ông ưa thích nhưng tỏ vẻ trung thành vào tận tòa án biện hộ cho ông ta không những trắng án mà còn được thưởng nữa.
Người bạn thứ nhất là tiền bạc. Khi ta chết, tiền bạc bỏ rơi ta, chỉ để lại cho một chiếc chiếu và một cái hòm. Người bạn thứ hai là bà con bạn hữu, họ khóc lóc đưa ta tới huyệt rồi về. Người bạn thứ ba là các việc lành. Chúng đưa ta tới toà phán xét và đưa ta vào thiên đàng. (Trích “Phúc”)
“Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình vác Thập giá mình mà theo Ta”
Những khỗ sở mà đời chúng ta chịu cũng gống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai một khúc thôi. hôm sau một khúc nữa, và hôm sau lại tiếp tục…Cuối cùng ta cũng vác song hết bó củi. Nhiều người lại không làm nhu thế. Chẳng những họ chất lên vai khúc củi của ngày hôm nay mà còn chất lên vai khúc củi của ngày hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi!”(Jonh Newton)
6. “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và Tin Mừng thì sẽ giữ được mạng sống ấy”.(Mác Cô 8,35)
“Chúng tôi muốn lựa chọn một giai cấp thống trị mới, xa lạ với thứ đạo đức thương người, một giai cấp ý thức rằng, dựa trên cơ sở là giống nòi ưu việt nhất, nó có quyền đô hộ; một giai cấp biết thiết lập và duy trì không một chút do dự quyền thống trị của nó đối với quảng đại quần chúng” (những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai –Grigôri Đêbôrin)
Dựa trên thuyết phân biệt chủng tộc, Hítle đã xây dựng một bộ máy chính quyền tôn thờ chiến tranh. Họ coi chiến tranh là “một hoạt động cao quý nhất của con người thuộc giống nòi ưu việt”. Một đất nước của trại lính và nhà giam đã lôi kéo cả thế giới rơi vào lửa đạn.
50 năm đã trôi qua, chủ nghĩa phát xít đã bị chôn vùi. Nhưng trên thế giới vẫn còn biết bao ý tưởng điện rồ của con người, khiến nhân loại điêu đứng vì chiến tranh, đói nghèo và lạc hậu.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu”. xin giúp con biết hy sinh vì tình yêu đồng loại. (Epphata).
Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái