Chúa nhật tuần II Thường niên, B

Lời Chúa: Bài đọc 1: 1Sm 3,3-10.19; Bài đọc 2: 1Cr 6,13-15.17-20; Tin Mừng: Ga 1,35-42
Tác giả: Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

Bấm vào đây đọc Lời Chúa tiếng Anh

35 Hôm sau, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. 36Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa." 37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. 38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?" 39 Người bảo họ: "Đến mà xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.
40 Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. 41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô). 42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: "Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha" (tức là Phê-rô).

Bài giảng Chúa nhật tuần II Thường niên, B

Tải file tại đây: Bài giảng Thánh lễ Chúa nhật tuần II Thường niên, B

Suy niệm: 
A. Phân tích (Hạt giống...)
Tường thuật ơn gọi của 3 môn đệ đầu tiên là Gioan, Anrê và Simon Phêrô. Có vài điều đáng lưu ý:
a/ Tin mừng Gioan khác với Tin mừng nhất lãm:
- Trong Tin mừng nhất lãm, những môn đệ đầu tiên là Simon, Anrê, Giacôbê và Gioan; còn trong Tin mừng Ga, đó là Gioan, Anrê và Simon (tiếp đó sẽ là Philipphê và Natanaen: x,cc43-51)
- Tin mừng nhất lãm nhấn mạnh đến sự từ bỏ dứt khoát của họ (“Lập tức họ bỏ chài lưới(hoặc bỏ cha và những người làm công) mà theo Ngài “: x.Mc 1, 18-20). Tin mừng Ga thì tường thuật hành trình ơn gọi.
b/ Ơn gọi được khơi lên từ một người giới thiệu: Gioan Tẩy giả giới thiệu Chúa Giêsu cho Gioan và Anrê; Anrê lại giới thiệu Chúa Giêsu cho Simon Phêrô.
- Hành trình qua những chặng đi theo, tìm hiểu, và lưu lại (câu 37-39: “Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu quay lại thấy các ông thì hỏi “Các anh làm gì thế?”. Họ đáp “Thưa Rabbi, Thầy ở đâu?”. Ngài bảo họ “Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Ngài ở, và lưu lại với Ngài).
B. Suy niệm (...nẩy mầm) 
1. Gioan Tẩy giả giới thiệu Chúa Giêsu cho hai môn đệ mình với cái giá là sự mất mát: hai môn đệ ấy đã bỏ Ngài mà theo Chúa Giêsu.
2. Sau khi gặp được Chúa Giêsu, Anrê vui mừng qúa nên giới thiệu Ngài cho em mình là Simon Phêrô (“Chúng tôi đã gặp được Đấng Messia. Rồi ông dẫn em mình đến gặp Chúa Giêsu”): khi nào ta thực sự vui mừng vì biết Chúa thì ta sẽ hăng hái giới thiệu Chúa cho người khác. Được có đức tin là một niềm vui. Tại sao ta không chia xẻ niềm vui ấy cho người khác?
3. Bạn có một món đồ, tôi có một món đồ. Chúng ta trao đổi cho nhau. Bây giờ mỗi người chúng ta có hai ý tưởng. Cả hai chúng ta đều lời. Bởi vì cái bạn cho đi bạn vẫn còn, và cái tôi nhận được bạn cũng không bị mất. (Good Housekeeping).
4. Khi Thánh Gioan viết đoạn Tin mừng này thì khoảng 60 năm đã trôi qua kể từ lần đầu tiên Ngài gặp được Chúa Giêsu, thế mà Ngài vẫn nhớ rõ “Khi đó vào khoảng giờ thứ mười”. Đúng là “Cái phút ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm nào dễ đã mau quên”. Do đâu? Do Gioan đã “lưu lại” trong tình nghĩa với Chúa Giêsu.
5. “Ông Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: Đây là Chiên Thiên Chúa”(Ga 1,35)
Tôi lụng bụng giận dỗi: “Con không ăn nữa đâu, mẹ khỏi phải để phần, trễ học rồi còn gì…”và tôi xách xe đi thẳng.
Tôi vô tâm qúa phải không? Tôi đã quen sống như thế, luôn đòi cho được cái tôi cần và cái tôi muốn, cái người khác phải làm cho tôi, chứ không phải ngược lại. Tôi có lỗi với mẹ vì đạo làm con, có lỗi với người vì nghĩa làm người, và lỗi phạm đến Chúa, Đấng dựng nên tôi trong tình yêu.
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa, con cần đến Chúa, Đấng gánh tội trần gian, để quên đi qúa khứ lỗi lầm, mà tự do bay bổng lên cao. (Epphata) 
Nguồn: WGPSG